Quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa

 

 

 

Về tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định: Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa  tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.

 

Về chuẩn bị thực hiện giám định: Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì đề nghị người trưng cầu, yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.

 

Về thực hiện giám định: Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu (Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa; Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa)…

 

Về kết luận giám định: Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định…

 

Về bàn giao kết luận giám định: Khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định...Cuối cùng là tiến hành lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2019.

Thanh Hoa

 TIN TỨC LIÊN QUAN