Cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt vi phạm hành chính chênh lệch

Đây là quy định mới được bổ sung tại Thông tư số 18/2023/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, tại Điều 6 Thông tư số 18/2023/TT-BTC đã quy định cụ thể cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính. Việc tính số tiền nộp phạt chênh lệch trên cơ sở so sánh số tiền nộp phạt giữa các quyết định xử phạt VPHC của cơ quan có thẩm quyền (quyết định xử phạt cũ và quyết định sửa đổi, bổ sung, đính chính).

                Cách tính số tiền nộp phạt chênh lệch:         

Số tiền nộp phạt chênh lệch phát sinh trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính được tính như sau:

Số tiền nộp phạt chênh lệch = A - B

Trong đó:

- A là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền.

- B là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp theo quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới của cấp có thẩm quyền.

Xử lý số tiền nộp phạt chênh lệch:

Trường hợp số tiền nộp phạt tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới lớn hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B>A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm nộp số tiền phạt còn thiếu theo thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Trường hợp số tiền nộp phạt  tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới nhỏ hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B<A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm được hoàn trả số tiền phạt nộp thừa. Nguồn hoàn trả và thủ tục hoàn trả được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

Thông tư số 18/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/5/2023./.

                                                                                                                 Kim Khánh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 về Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 36/2023/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 07/9/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 60/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ngày 08/9/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết dịnh số 36/2023/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 30/8/2023, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoach hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, định hướng phát triển cấu trúc hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường, cụ thể:
Ngày 29/6/2023 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BYT quy định về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp. Theo đó, khung giá dịch vụ khám bệnh, ngày giường bệnh theo yêu cầu được quy định như sau: