Các nguyên tắc trong tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ISO 9001:2015

Các nguyên tắc trong tiêu chuẩn quản lý chất lượng có thể được sử dụng như nền tảng để cải tiến hiệu suất của một tổ chức. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ISO 9001:2015 dựa trên 7 nguyên tắc.

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng là chi tiết về các yêu cầu, thông số kỹ thuật, hướng dẫn và đặc điểm có thể được sử dụng nhất quán để đảm bảo rằng vật liệu, sản phẩm, quy trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng.

Các tiêu chuẩn cung cấp cho tổ chức tầm nhìn chung, sự hiểu biết, thủ tục và từ vựng cần thiết để đáp ứng sự mong đợi của các bên liên quan. Bởi vì các tiêu chuẩn trình bày mô tả và thuật ngữ chính xác, chúng cung cấp cơ sở khách quan và có thẩm quyền cho các tổ chức, người tiêu dùng trên toàn thế giới để giao tiếp và tiến hành kinh doanh.

Các nguyên tắc trong tiêu chuẩn quản lý chất lượng có thể được sử dụng như một nền tảng để cải tiến hiệu suất của một tổ chức. Chúng được phát triển và cập nhật bởi các chuyên gia quốc tế ISO/ TC 176 những người chịu trách nhiệm phát triển và duy trì các tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng được coi là nền tảng cải tiến hiệu suất của tổ chức.

Các nguyên tắc trong tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ISO 9001:2015 bao gồm:

Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

“Trọng tâm chính của quản lý chất lượng là đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phấn đấu vượt xa mong đợi của khách hàng”.

Bởi thành công bền vững đạt được khi một tổ chức thu hút, giữ được lòng tin của khách hàng và các bên quan tâm. Mọi khía cạnh của sự tương tác với khách hàng cung cấp cơ hội để tạo ra giá trị nhiều hơn cho khách hàng. Hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng và các bên quan tâm góp phần vào thành công bền vững của tổ chức.

Nguyên tắc 2: Lãnh đạo trong tổ chức

“Nhà lãnh đạo là tất cả các cấp thiếp lập sự thống nhất về mục đích, định hướng và tạo điều kiện để mọi người tham gia đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức”.

Lãnh đạo tạo ra sự liên kết, liên kết trong chiến lược, chính sách công ty, tầm nhìn và hướng đi, quy trình và phân bổ nguồn lực,… Tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong lãnh đạo được tạo ra với mục đích đạt được thành công ở các mục tiêu của công ty.

Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người

“Những người có năng lực, có thẩm quyền và tham gia ở tất cả các cấp trong toàn tổ chức là điều cần thiết để nâng cao năng lực của mình nhằm tạo ra và phân phối giá trị sản phẩm”.

Để quản lý một tổ chức có hiệu quả và hiệu lực, điều quan trọng liên quan đến tất cả mọi người là ở các cấp và tôn trọng họ như những cá nhân. Công nhận, trao quyền và nâng cao năng lực tạo điều kiện cho sự tham gia của mọi người trong việc đạt được mục tiêu chất lượng của tổ chức.

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Hệ thống của doanh nghiệp bạn rất phức tạp, bằng việc cắt nhỏ hệ thống thành nhiều quá trình sẽ giúp bạn quản lý hệ thống dễ dàng và hiệu quả. Tại mỗi quá trình bạn phải xác định đầu vào bao gồm các yếu tố gì, yêu cầu mỗi yếu tố đó như thế nào và kiểm soát kết quả của mỗi quá trình đó ra sao.

Nếu một quá trình không đạt được kết quả mong muốn hoặc việc đo lường sai kết quả dẫn tới sản phẩm cuối cùng sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Nguyên tắc 5: Cải tiến liên tục

Rõ ràng là xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu càng cao vì việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là điều đặt ra với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề là làm sao để cải tiến.

Sự cải tiến sẽ đến từ các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Thứ nhất, hãy luôn lắng nghe khách hàng để biết được nhu cầu của họ và làm sao đáp ứng vượt cả nhu cầu của họ. Thứ hai, hãy có những chính sách đãi ngộ tốt với người lao động để thúc đẩy họ sáng tạo và cải tiến.

Nguyên tắc 6: Quản lý các mối quan hệ

Ở phiên bản ISO 9001:2008 thì nguyên tắc này là hợp có lợi với nhà cung ứng. Tuy nhiên, với phiên bản ISO 9001:2015 thì có cách nhìn mới và đúng đắn hơn. Bởi lẽ để doanh nghiệp phát triển họ cần biết được vị trí của mình so với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải dung hoà lợi ích với người lao động, xã hội, người cung ứng, nhà nước,…

Nguyên tắc 7: Ra quyết định dựa trên bằng chứng

Có lẽ đây là nguyên tắc mà ít doanh nghiệp Việt Nam đang đáp ứng được nhất. Có nhiều quyết định đầu tư cả tiền tỷ nhưng chỉ mang cảm tính, dẫu biết rằng đôi khi lãnh đạo cần sự quyết đoán và nhanh nhạy. Lý do lớn nhất của vấn đề này có lẽ là các doanh nghiệp chưa ý thức được điều này.

Điều đáng nói là những quyết định nội bộ trong công ty đang mang tính cảm tính như việc tuyển dụng, tăng lương,… Một hệ thống quản lý phải đo lường được nhưng nhiều tiêu chí đánh giá mang tính chất rất chung chung. Vì vậy, để đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên số liệu xác thực hãy bắt đầu từ việc xác định các thông tin cần thu thập và phân tích chúng khi cần thiết.

Theo vietq.vn

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 01/4/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thẩm định công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 kèm theo Quyết định số 762/QĐ-UBND.
Trên cơ sở Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 05/01/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 24/01/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-STP về xây dựng và áp dụng TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là một nhiệm vụ khá mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số nói chung. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thời gian qua, việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã nỗ lực gắn kết với chuyển đổi số quốc gia theo hướng số hóa, tái sử dụng dữ liệu; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; cơ chế, chính sách, quy định trong thực hiện thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện; dịch vụ công trực tuyến tăng cả về số lượng và chất lượng; việc số hóa, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đều có chuyển biến tích cực so với năm 2022. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất; số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu; năng suất lao động chưa được cải thiện; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp,... Những tồn tại, hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) của Sở Tư pháp tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua 09 tháng triển khai thực hiện, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại các cuộc kiểm tra CCHC của tỉnh, của Sở trong năm 2022, năm 2023 chưa được khắc phục triệt để, như: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC; Việc tham mưu, xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quản lý (theo phân cấp, thuộc phạm vi quản lý của địa phương); Tỷ lệ tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Việc thực hiện quy trình ban hành văn bản trên môi trường điện tử; Việc bảo vệ an toàn thông tin tài khoản người dùng khi sử dụng các phần mềm dùng chung;…
Ngày 21/9/2023, UBND tỉnh đã có Thông báo số 409/TB-UBND về việc đưa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Tĩnh vào sử dụng trên cơ sở hợp nhất Hệ thống một cửa điện tử các đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.