Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-BTP công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

          Danh mục công bố bao gồm 54 thủ tục hành chính thuộc 14 lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó, có 02 TTHC thực hiện ở cả cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 22 TTHC thực hiện ở cấp Trung ương; 29 TTHC thực hiện ở cấp tỉnh và 01 TTHC thực hiện ở cấp xã . Cụ thể, các TTHC thực hiện tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã như sau:

          1. Lĩnh vực Nuôi con nuôi (01 TTHC cấp tỉnh, 01 TTHC cấp xã): (1) Cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi (cấp tỉnh); (2) Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước (cấp xã).

          2. Lĩnh vực Hộ tịch (02 TTHC thực hiện ở cả cấp tỉnh, huyện,): (01) Cấp bản sao trích lục hộ tịch; (02) Xác nhận thông tin hộ tịch.

          3. Lĩnh vực Lý lịch tư pháp (03 TTHC cấp tỉnh): (1) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; (2) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam); (3) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam).

          4. Lĩnh vực Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản (04 TTHC cấp tỉnh): (1) Thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; (2) Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; (3) Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề của Quản tài viên; (4) Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

          5. Lĩnh vực Trọng tài thương mại (02 TTHC cấp tỉnh): (1) Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác; (2) Đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập; đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp chuyển địa điểm trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

          6. Lĩnh vực Hòa giải thương mại (04 TTHC cấp tỉnh): (1) Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; (2) Chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại trong trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại tự chấm dứt hoạt động; (3) Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; (4) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoặc tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài.

          7. Lĩnh vực Thừa phát lại (02 TTHC cấp tỉnh): (1) Đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại; (2) Thay đổi nơi tập sự hành nghề Thừa phát lại.

          8. Lĩnh vực Luật sư (03 TTHC cấp tỉnh): (1) Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; (2) Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh; (3) Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.

          9. Lĩnh vực Tư vấn pháp luật (01 TTHC cấp tỉnh): Thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật.

          10. Lĩnh vực Công chứng (06 TTHC cấp tỉnh): (1) Đăng ký tập sự hành nghề công chứng; (2) Đăng ký tập sự lại hành nghề công chứng sau khi chấm dứt tập sự hành nghề công chứng; (3) Thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tổ chức hành nghề công chứng này sang tổ chức hành nghề công chứng khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (4) Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng; (5) Xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên trường hợp công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng; (6) Công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.

          11. Lĩnh vực Giám định tư pháp (01 TTHC cấp tỉnh): Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị mất.

          12. Lĩnh vực Đấu giá tài sản (02 TTHC cấp tỉnh): (1) Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản; (2) Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/4/2024./.

                                                                 Ngọc Anh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 09/5/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND về việc thực hiện chiến dịch cao điểm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-BTP công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Ngày 01/4/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thẩm định công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 kèm theo Quyết định số 762/QĐ-UBND.
Trên cơ sở Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 05/01/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 24/01/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-STP về xây dựng và áp dụng TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là một nhiệm vụ khá mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số nói chung. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thời gian qua, việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã nỗ lực gắn kết với chuyển đổi số quốc gia theo hướng số hóa, tái sử dụng dữ liệu; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; cơ chế, chính sách, quy định trong thực hiện thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện; dịch vụ công trực tuyến tăng cả về số lượng và chất lượng; việc số hóa, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đều có chuyển biến tích cực so với năm 2022. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất; số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu; năng suất lao động chưa được cải thiện; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp,... Những tồn tại, hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.