Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015 năm 2024

Trên cơ sở Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 05/01/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 24/01/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-STP về xây dựng và áp dụng TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Mục tiêu Kế hoạch hướng đến là áp dụng, vận hành thực chất, hiệu quả HTQLCL theo yêu cầu của TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng quy trình nội bộ dùng chung giữa Sở Tư pháp và các cơ quan hành chính nhà nước khác đáp ứng yêu cầu TCVN ISO 9001: 2015 và điện tử hóa 100% quy trình được xây dựng; 100% dự thảo Quyết định công bố Danh mục, quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp áp dụng tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thẩm định theo quy định; Giúp cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc chuẩn hóa các quy trình xử lý công việc, giúp người đứng đầu kiểm soát được quá trình giải quyết công việc nội bộ, thông qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng tại cơ quan Sở và các đơn vị.

Theo Kế hoạch này, trong năm 2024, Sở Tư pháp sẽ tập trung triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến ISO hành chính, bao gồm:

1- Kiện toàn Ban Chỉ đạo ISO của Sở, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Thực hiện các hành động khắc phục theo kiến nghị của Hội đồng thẩm định chỉ số CCHC năm 2023.

          2- Bám sát nội dung của các hướng dẫn hệ thống. Trong đó, thực hiện việc đánh giá nội bộ theo Hướng dẫn đánh giá nội bộ (HD.03); Xây dựng bảng nhận diện rủi ro, cơ hội và kế hoạch giải quyết rủi ro, cơ hội theo Hướng dẫn kiểm soát rủi ro, cơ hội (HD.02); Kiểm soát sản phẩm không phù hợp và hành động khắc phục theo Hướng dẫn HD.04; Kiểm soát, cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính và nghiệp vụ chuyên môn vào hệ thống để áp dụng; thực hiện việc sắp xếp, lưu trữ tài liệu, hồ sơ tại cơ quan theo Hướng dẫn kiểm soát thông tin dạng văn bản (HD.01).

3- Thực hiện rà soát, thống kê tất cả các hoạt động nội bộ của cơ quan để xây dựng thành quy trình ISO và đưa vào áp dụng.

4- Tiếp tục rà soát, thống kê, xây dựng quy trình thủ tục hành chính nội bộ giữa Sở Tư pháp với các cơ quan hành chính nhà nước khác để xây dựng thành quy trình ISO, trình UBND tỉnh công bố, công khai để áp dụng.

          5- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác xây dựng, áp dụng HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015.

          6- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng, soát xét, kiểm tra, thẩm định danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tư pháp để trình UBND tỉnh công bố áp dụng.

7- Lồng ghép kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong các cuộc kiểm tra cải cách hành chính hoặc kiểm tra công vụ. Đảm bảo trong năm có ít nhất 25% các Phòng, Trung tâm thuộc Sở được kiểm tra, đánh giá.

          8- Tạo điều kiện, cử cán bộ lãnh đạo, cán bộ đầu mối của Sở, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tham gia tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về ISO hành chính.

          9- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

          Trưởng các Phòng, Trung tâm và Ban Chỉ đạo ISO Sở có trách nhiệm triển khai Kế hoạch này theo nội dung và thời gian cụ thể đã được phân công./

Ngọc Anh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 01/4/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thẩm định công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 kèm theo Quyết định số 762/QĐ-UBND.
Trên cơ sở Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 05/01/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 24/01/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-STP về xây dựng và áp dụng TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là một nhiệm vụ khá mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số nói chung. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thời gian qua, việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã nỗ lực gắn kết với chuyển đổi số quốc gia theo hướng số hóa, tái sử dụng dữ liệu; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; cơ chế, chính sách, quy định trong thực hiện thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện; dịch vụ công trực tuyến tăng cả về số lượng và chất lượng; việc số hóa, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đều có chuyển biến tích cực so với năm 2022. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất; số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu; năng suất lao động chưa được cải thiện; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp,... Những tồn tại, hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) của Sở Tư pháp tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua 09 tháng triển khai thực hiện, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại các cuộc kiểm tra CCHC của tỉnh, của Sở trong năm 2022, năm 2023 chưa được khắc phục triệt để, như: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC; Việc tham mưu, xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quản lý (theo phân cấp, thuộc phạm vi quản lý của địa phương); Tỷ lệ tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Việc thực hiện quy trình ban hành văn bản trên môi trường điện tử; Việc bảo vệ an toàn thông tin tài khoản người dùng khi sử dụng các phần mềm dùng chung;…
Ngày 21/9/2023, UBND tỉnh đã có Thông báo số 409/TB-UBND về việc đưa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hà Tĩnh vào sử dụng trên cơ sở hợp nhất Hệ thống một cửa điện tử các đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.