Triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND về việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Ảnh: Nguồn Internet

          Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Đối tượng hưởng chính sách xã hội theo Kế hoạch này bao gồm: Người hưởng chính sách an sinh xã hội đang nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng gồm: người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội, các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội khác do địa phương ban hành và các đối tượng khác do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, chi trả hàng tháng.

          Kế hoạch xác định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện, theo đó:

          Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm là đơn vị đầu mối phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ứng dụng phần mềm trong thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu về các đối tượng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp cập nhật danh sách đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; Phối hợp Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn quy trình thanh toán trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt theo hướng dẫn và quy định của cơ quan có thẩm quyền; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; định kỳ (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.

          Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội khi mở, sử dụng tài khoản ngân hàng, ví điện tử để nhận tiền chính sách từ ngân sách nhà nước.

          Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công chức phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Công an xã thu thập, cập nhật và xác thực thông tin về tài khoản của đối tượng (hoặc người được ủy quyền) trên địa bàn vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi Bộ Công an hoàn thành kết nối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Napas), chỉ đạo Công an cấp xã thực hiện xác thực thông tin tài khoản trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

          Bưu điện tỉnh là đơn vị dịch vụ chi trả, có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, nhân lực, kỹ thuật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc chi trả qua tài khoản cho các đối tượng thụ hưởng đúng thời gian quy định; Phối hợp với chính quyền các cấp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt; Tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt trước ngày 08 hàng tháng.

          Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cũng như đảm bảo việc trao đổi liên thông, chia sẽ giữ liệu giữa các đơn vị thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

          Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội theo quy định.

          Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm triển khai kịp thời, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch; chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện cấp huyện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt; Rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, các đối tượng đủ điều kiện nhận trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt; Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ hàng tháng báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện trước ngày 08 hàng tháng./.

 Ngọc Anh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 09/5/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND về việc thực hiện chiến dịch cao điểm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-BTP công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Ngày 01/4/2024, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thẩm định công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 kèm theo Quyết định số 762/QĐ-UBND.
Trên cơ sở Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 05/01/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo TCVN ISO 9001: 2015 trên địa bàn tỉnh năm 2024, ngày 24/01/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-STP về xây dựng và áp dụng TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính là một nhiệm vụ khá mới, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nói riêng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số nói chung. Nhiệm vụ này được quy định cụ thể tại Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Thời gian qua, việc thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã nỗ lực gắn kết với chuyển đổi số quốc gia theo hướng số hóa, tái sử dụng dữ liệu; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp; cơ chế, chính sách, quy định trong thực hiện thủ tục hành chính tiếp tục được hoàn thiện; dịch vụ công trực tuyến tăng cả về số lượng và chất lượng; việc số hóa, chuyển từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử và tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính đều có chuyển biến tích cực so với năm 2022. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất; số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu; năng suất lao động chưa được cải thiện; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp,... Những tồn tại, hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.