Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính của ngành tư pháp Hà Tĩnh

 

Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính của ngành Tư pháp Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư pháp, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của một số lĩnh vực trong công tác này vẫn chưa đạt kết quả cao, còn gặp phải những khó khăn, hạn chế như: Chưa thường xuyên tổ chức đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh trong trường hợp có nội dung người dân chưa hài lòng; Số lượng báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến công tác cải cách hành chính còn lớn và không đồng nhất về thời điểm chốt số liệu, gây khó khăn cho các đơn vị khi tổng hợp báo cáo; Chất lượng các cuộc kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính nội bộ của Sở chưa mang lại hiệu quả cao; Nhiệm vụ được giao cho ngành Tư pháp ngày càng nặng nề, số lượng biên chế được giao chưa đáp ứng đủ yêu cầu; Việc thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác còn hạn chế; Sự phối hợp giữa một số sở, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; …

 

Để công tác cải cách hành chính của Ngành ngày càng đi vào chiều sâu, toàn diện, đồng bộ trên tất cả lĩnh vực, trong thời gian tới, ngành Tư pháp Hà Tĩnh cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

 

Một là,tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trên tất cả hoạt động của ngành, bảo đảm sâu sát, quyết liệt. Xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính của ngành rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi cao, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

 

Hai là,tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và mục tiêu, yêu cầu về cải cách hành chính đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành và Nhân dân. Tiếp tục thực hiệt tốt kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc của công chức, viên chức ngành Tư pháp.Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu trong khi giải quyết yêu cầu của người dân, nhất là trong các lĩnh vực công chứng, hộ tịch, lý lịch tư pháp, ...

 

Ba là,tiếp tụckiện toàn bộ máy, nhân lực, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành Tư pháp, bảo đảm phát huy hiệu quả công tác tư pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp sau khi Thông tư thay thế Thông tư số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của liên bộ Tư pháp, Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ban hành.

 

Bốn là,đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai công việc; hạn chế việc tổ chức các cuộc họp, hội thảo trực tiếp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm cho công chức, viên chức, người lao động để phục vụ thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.Nâng cấp Trang Thông tin điện tử của Sở thành Cổng Thông tin điện tử.

 

Năm là, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và tạo được điểm nhấn về cải cách hành chính trong từng giai đoạn và thời điểm; có giải pháp cụ thể, mô hình mới, có tính đột phá, tạo ra hiệu ứng, sức lan tỏa và hiệu quả trên thực tế, tạo ra được những chuyển biến rõ nét và có sức thuyết phục trong toàn Ngành.

 

Sáu là,tăng cường công tác phối hợp với sở, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác tư phápnói chung và công tác cải cách hành chính của ngành Tư pháp nói riêngtừ tỉnhđến cơ sở; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 

Bảy là,phát động phong trào thi đua gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chínhcủa từng đơn vị, cá nhân. Xây dựng Bảng tiêu chí, đánh giá từng công chức, viên chức, người lao động theo vị trí việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt./.

 

Phan Huyền 

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN