> Tin tức - Sự kiện > Hoạt động Tư pháp

22/03/2024

Bộ Tư pháp hướng dẫn triển khai chương trình phối hợp trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự

Để triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự (gọi tắt là Chương trình phối hợp), ngày 15/3/2024 Bộ Tư pháp đã có văn bản số 1327/BTP-TGPL gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Chương trình phối hợp trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Tại văn bản này Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số công việc sau đây :

1. Phối hợp với cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an có trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an cấp tỉnh thực hiện những nội dung sau:

           - Tổ chức triển khai Chương trình phối hợp cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan Công an, người thực hiện trợ giúp pháp lý và viên chức của Trung tâm.

           - Thống nhất về việc niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực, số điện thoại của người hỗ trợ trực, số điện thoại trực của Trung tâm.

Sở Tư pháp và Công an tỉnh Hà Tĩnh ký kết quy chế phối hợp về việc thực hiện

 trợ giúp pháp lý trong hoạt động điều tra.

           2. Chỉ đạo Trung tâm thực hiện những nội dung sau:

          - Căn cứ nguồn lực của đơn vị, điều kiện thực tế của địa phương, phân công người trực, người hỗ trợ trực phù hợp, bảo đảm hiệu quả, hợp lý.

          - Gửi danh sách, số điện thoại của người trực, số điện thoại của người hỗ trợ trực, số điện thoại trực của Trung tâm đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an có trụ sở trên địa bàn, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã.

          - Chỉ đạo người trực, người hỗ trợ trực mở điện thoại di động 24/24 giờ trong ngày trực để có thể tiếp nhận cuộc gọi đến.

 Điện thoại của người trực, người hỗ trợ trực, điện thoại trực của Trung tâm phải đăng ký dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ và cài đặt chế độ tin nhắn thoại để điều tra viên, cán bộ thụ lý vụ việc, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ nếu gọi điện cho người trực, người hỗ trợ trực nhưng vì một lý do nào đó (ví dụ: người trực đang tham gia phiên tòa, tham gia các hoạt động điều tra, điện thoại hết pin hoặc ngoài vùng phủ sóng hoặc vì một lý do bất khả kháng nào khác…) mà người trực, người hỗ trợ trực không nghe được điện thoại thì họ sử dụng tin nhắn thoại để thông báo cho người trực, người hỗ trợ trực.

Trường hợp người trực, người hỗ trợ trực nhận được thông báo cuộc gọi nhỡ hoặc tin nhắn thoại phải liên hệ lại với điều tra viên, cán bộ thụ lý vụ việc, người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ.

           - Trong quá trình triển khai việc trực, nếu có vấn đề phát sinh, lãnh đạo Trung tâm phối hợp với lãnh đạo các cơ quan liên quan ngành Công an (cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ, Công an cấp xã) để trao đổi, thống nhất giải quyết.

          - Trung tâm ghi chép, thống kê đầy đủ các thông tin được tiếp nhận trong quá trình trực theo Mẫu Sổ trực trợ giúp pháp lý gửi kèm theo Công văn./.

          Trần Thị Thúy Vinh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN