Hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tư pháp chú trọng lãnh đạo và chỉ đạo các Chi bộ, chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong cơ quan triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau nên đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đảng ủy quán triệt: tất cả đảng viên, CCVC đều phải có trách nhiệm làm nhiệm vụ truyền truyền miệng, trực tiếp tham gia tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, kết hợp hài hòa giữa đội ngũ báo cáo viên lâu năm, có kinh nghiệm và các đồng chí cán bộ trẻ, kế cận, từng bước nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và đội ngũ CCVC trong cơ quan. Theo đó, đội ngũ đảng viên, CCVC của Sở đã nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò của công tác tuyên truyền miệng; đã trực tiếp báo cáo các chuyên đề pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình và tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và Nhân dân, góp phần tích cực trong việc cung cấp các kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân. Qua việc thực hiện các hình thức tuyên truyền miệng, đội ngũ đảng viên, CCVC tự tin hơn, có kỹ năng tốt hơn trong việc làm báo cáo viên pháp luật tại cơ quan mình và các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó nổi bật như trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị: tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ Đại hội Đảng các cấp; phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; chú trọng phổ biến các văn bản về xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường; các văn bản về xây dựng nông thôn mới; về an toàn vệ sinh thực phẩm; pháp luật về an toàn giao thông; về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; các chính sách về an sinh xã hội; tập trung phổ biến những văn bản hiện hành liên quan thiết thực đến cán bộ và Nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ trên, Sở đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, nhiều cuộc tọa đàm có chất lượng góp ý vào các dự thảo văn bản pháp luật như: Hiến pháp; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Ban hành văn bản QPPL; Luật Đất đai; một số văn bản về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật…Đây là một trong những hình thức thiết thực nhằm lồng ghép giữa công tác tham gia xây dựng pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thông qua hình thức này vừa rèn luyện thêm kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tuyên truyền miệng cho đội ngũ đảng viên, CCVC của Sở.

Có thể khẳng định, qua 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư và các văn bản có liên quan, trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Giám đốc và toàn thể đảng viên, đoàn viên, hội viên của cơ quan Sở Tư pháp đã được khẳng định, góp phần tích cực thực hiện công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà. Nhờ việc xác định nội dung, đổi mới trong lựa chọn các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân, ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Mặt khác, thực hiện sự phân công nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã tham gia tích cực, có trách nhiệm vào việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án lớn có tác động quan trọng tới đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Việc tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật (09/11) hằng năm được thực hiện nghiêm túc trên địa bàn tỉnh, thực sự đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Với nội dung và hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, Ngày Pháp luật đã góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật trong toàn xã hội.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục một số hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, thời gian tới Đảng bộ, Ban Giám đốc Sở Tư pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt cho toàn thể đảng viên, đoàn viên, hội viên trong cơ quan về Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư và các văn bản có liên quan nhằm giúp đội ngũ đảng viên, CCVC và người lao động trong cơ quan nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, phát huy cao độ các ưu thế của tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để cùng với các kênh thông tin, tuyên truyền khác tạo ra sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng.

Thứ hai, tiếp tục triển khai có chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 487/KH-UBND ngày 16/12/2020 của UBND tỉnh về Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02/CT-TU ngày  04/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật hướng về cơ sở; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; Chú trọng sự phối kết hợp của các cấp, ngành, đoàn thể để tổ chức nhiều hơn  các hoạt động tuyên truyền pháp luật có hiệu quả cao như sân khấu hóa, giao lưu, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, các hội nghị tập huấn chuyên sâu về các chuyên đề pháp luật liên quan thiết thực đến hoạt động của Ngành và những lĩnh vực, những văn bản liên quan thiết thực đến cán bộ và Nhân dân.

          Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc tổ chức tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là về cung cấp thông tin, đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Theo định kỳ hoặc theo yêu cầu công việc tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và các thành phần có liên quan. Tiếp tục tổ chức có chất lượng các hội thảo khoa học pháp lý và các cuộc tọa đàm lấy ý kiến các dự án văn bản quy phạm pháp luật mà Sở được phân công.

          Thứ năm, đẩy mạnh tổ chức các đợt TGPL, tư vấn kịp thời, có hiệu quả các vụ việc TGPL tại cơ sở, chú trọng các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới, các địa bàn  khó khăn về kinh tế, vùng sâu, vùng xa, chú trọng tư vấn các lĩnh vực pháp luật mới, pháp luật đất đai, dân sự, chính sách người có công với cách mạng, chính sách xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, khiếu nại, tố cáo, hòa giải cơ sở…

 Đẩy mạnh về số lượng và chất lượng các hoạt động TGPL trong tố tụng, đổi mới hoạt động tranh tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Đảm bảo 100% người thuộc diện được TGPL có yêu cầu đều có Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. 100% Trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu vụ việc tốt khi tham gia tố tụng.

Thứ sáu, tiếp tục quan tâm đề xuất bố trí nguồn lực để tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và nhiệm vụ tuyên truyền miệng nói riêng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Thực hiện đồng bộ và có chất lượng các nhiệm vụ trên nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả cao Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, qua đó góp phần tích cực vào thành tích chung của Ngành và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh./.

                                                        

                                                           -Hoa Phượng, Sở Tư pháp

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 25/04/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kể từ ngày 01/01/2022, công tác này xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Qua 02 năm thực hiện các văn bản này, công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, chất lượng VBQPPL ngày càng được nâng lên rõ rệt, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân trong phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thu hút đầu tư trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, quá trình triển khai trong thực tiễn nhận thấy một số quy định của Luật cũng như văn bản hướng dẫn thi hành còn những bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung để tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng văn bản:
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát theo các tiêu chí theo quy định, đồng thời đây cũng là nhiệm vụ được thực hiện theo định kỳ 5 năm/lần.
“Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cùng chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, trong những năm qua, Sở Tư pháp đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.