Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp cuối năm

 

Vào dịp cuối năm và Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo việc sản xuất, kinh doanh và vận chuyển các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên nhộn nhịp. Bên cạnh nguồn hàng sản xuất tại địa phương thì đa phần hàng hóa trên thị trường được nhập từ nước bạn Trung Quốc và các tỉnh, thành khác về tiêu thụ. Do đó, đây là thời điểm mà nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng, với nhiều loại mặt hàng thực phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc… ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

 

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về đảm bảo các quy định an toàn thực phẩm

(Ảnh nguồn Baohatinh.vn)

     Thời gian qua, việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của các cơ sở kinh doanh khá nghiêm túc. Qua đánh giá của Ban Chỉ đạo ATVSTP tỉnh, có gần 91% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được kiểm tra đã chấp hành tốt các quy định. Hà Tĩnh cũng đã xây dựng được mạng lưới hàng trăm cơ sở cung cấp thực phẩm an toàn, các sản phẩm OCOP đạt chất lượng; công tác kiểm soát trong giết mổ gia súc, gia cầm, vật tư nông nghiệp… được các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ. Công tác giám sát chất lượng thực phẩm để phát hiện kịp thời các mối nguy về an toàn thực phẩm được tăng cường. Tuy nhiên, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn xảy ra như sử dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra ở nhiều nơi (sản xuất giá đỗ, bún, phẩm màu, chất bảo quản trong một số loại thực phẩm …); một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở không bảo đảm quy định pháp luật; thiếu các thủ tục hành chính như: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, là lỗi vi phạm trong công bố tiêu chuẩn sản phẩm, kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm bị biến chất...

 

Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm lấy mẫu kiểm nghiệm tại một số trường học

 hiết nghĩ để đảm bảo an toàn thực phẩm, các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm, đồng thời tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ 01/01/2018; quy định xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tù, thể hiện cụ thể tại Điều 317 của Luật này (đối với những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm như: thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam... tùy tính chất mức độ vi phạm có thể sẽ bị phạt tù đến 20 năm). Đồng thời tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công khai tên, địa chỉ, sản phẩm, cơ sở vi phạm để tăng tính răn đe. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để người dân biết lựa chọn thực phẩm an toàn. Tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất, không ghi hạn sử dụng… từ đó góp phần đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội./.

 Kim Oanh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Hiện nay, ngoài Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì một số văn bản chuyên ngành cũng có quy định về đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số chồng chéo, vướng mắc cụ thể:
Ngày 01/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. So với quy định hiện nay, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP có một số điểm mới như sau:
Năm 2023 với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Công tác cải cách hành chính được các sở, ban, ngành và địa phương chủ động thực hiện nghiêm túc và kết quả của hoạt động này được đánh giá theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 05/12/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, kết quả chấm điểm cải cách hành chính năm 2023 đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC đối với cấp sở, UBND cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC của UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý.
Luật Đất đai năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV thông qua vào ngày 18/01/2024 tại kỳ họp bất thường lần thứ 5. Luật gồm 16 chương và 260 điều (tăng thêm 02 chương so với Luật Đất đai năm 2013) với nhiều điểm mới quan trọng, đã thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
Vừa qua, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tiếp tục được Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý. Đối với dự thảo lần này, xin có một số ý kiến góp ý như sau:
Với vai trò là cơ quan tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác PBGDPL và là cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong giai đoạn 2009-2023, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ PBGDPL về an toàn giao thông, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động góp phần tuyên truyền pháp luật về ATGT cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.