Một số ý kiến góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Vừa qua, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tiếp tục được Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý. Đối với dự thảo lần này, xin có một số ý kiến góp ý như sau:

1. Điểm h Khoản 1 Điều 7 quy định cấm tổ chức hành nghề công chứng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình. Theo Luật Quảng cáo 2012 thì Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ … Hiện nay, Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng đang khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, góp phần giảm tải công việc của cơ quan hành chính, giảm biên chế và chi ngân sách nhà nước. Việc giới thiệu về tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên góp phần giúp tổ chức, cá nhân hiểu biết nhiều hơn về hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng; đặc biệt là ở các địa bàn có tổ chức hành nghề công chứng mới thành lập; tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu thông tin về tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bỏ quy định này.

2. Khoản 3 Điều 12 dự thảo quy định: “Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà có quyết định của tòa án về việc không được hành nghề công chứng”. Đề nghị bỏ cụm từ “mà có quyết định của Tòa án về việc không được hành nghề công chứng” vì những người thuộc các trường hợp nêu trên đương nhiên không được hành nghề công chứng mà không cần phải có quyết định của Tòa án.

3. Khoản 1 Điều 37 dự thảo quy định công chứng viên phải xuất trình Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với thực tiễn, đề nghị quy định công chứng viên phải đeo thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.

4. Tại Điều 40 dự thảo, đề nghị bỏ quy định tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên có chức năng hướng dẫn nghiệp vụ cho hội viên để phù hợp với chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng quy định tại Điều 71 dự thảo.

5. Điều 41 dự thảo quy định thủ tục công chứng, theo đó, công chứng viên kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng (Khoản 2), hướng dẫn, giải thích cho người yêu cầu công chứng, kiểm tra dự thảo giao dịch, người yêu cầu công chứng đọc lại dự thảo và ký vào từng trang của giao dịch, sau đó công chứng viên mới yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ. Do đó, để đảm bảo tính logic của quy trình, đề nghị đưa nội dung xuất trình bản chính các giấy tờ tại Khoản 7 thực hiện đồng thời với việc kiểm tra các giấy tờ tại Khoản 2.

6. Khoản 3 Điều 48 quy định Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp người yêu cầu công chứng không mời được người phiên dịch thì đề nghị xem xét bổ sung quy định Công chứng viên chỉ định người phiên dịch là cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc phiên dịch.

7. Luật Công chứng hiện nay và Dự thảo đều không có quy định giới hạn độ tuổi của công chứng viên nên thực tế có nhiều trường hợp công chứng viên tuổi đã cao (trên 70 tuổi, có trường gần 80 tuổi) vẫn hành nghề công chứng. Đây là một bất cập bởi vì hoạt động công chứng ngoài đòi hỏi về sức khỏe, sự minh mẫn, chuyên môn nghiệp vụ còn yêu cầu phải có sự nghiên cứu, cập nhật pháp luật thường xuyên cũng như nắm bắt các vấn đề phát sinh trong xã hội có liên quan đến công chứng. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về độ tuổi tối đa của công chứng viên.

8. Tại Khoản 3 Điều 51 về việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng, do việc sửa lỗi không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao dịch, công chứng viên có trách nhiệm sửa lỗi kỹ thuật đối với các bản chính của văn bản công chứng, nên đề nghị không quy định công chứng viên phải thông báo bằng văn bản mà chỉ cần thông báo cho những người tham gia giao dịch,  đồng thời thống nhất với việc thông báo trong trường hợp công chứng hợp đồng ủy quyền quy định tại Khoản 3 Điều 56.

9. Tại Khoản 3 Điều 56, đề nghị sửa cụm từ sửa lỗi kỹ thuật theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Luật này thành sửa lỗi kỹ thuật theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 của Luật này

10. Khoản 2 Điều 64 dự thảo quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương. Theo đó, mỗi tỉnh sẽ có một cơ sở dữ liệu công chứng, một quy chế sử dụng, một cách triển khai khác nhau với quy mô đầu tư, cách thức quản lý, khai thác nền tảng công nghệ và chức năng, tiêu chuẩn của cơ sở dữ liệu khác nhau. Mỗi tỉnh đều phải lập dự án và thực hiện từ bước khảo sát, thiết kế, lập trình, triển khai ứng dụng, đào tạo và duy trì bộ máy vận hành cơ sở dữ liệu. Điều này tạo ra một sự lãng phí lớn, bởi thay vì chỉ xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu áp dụng thống nhất thì phải thiết kế tới 63 hệ thống khác nhau tại mỗi tỉnh, thành. Mặt khác, việc công chứng một số giao dịch về bất động sản quy định tại Điều 43 dự thảo và các giao dịch về động sản không bị giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tổ chức hành nghề công chứng. Do đó, nhằm ngăn chặn và cảnh báo rủi ro trong hoạt động công chứng, đề nghị xem xét quy định Bộ Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc./.

Hạnh Ngân

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Hiện nay, ngoài Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì một số văn bản chuyên ngành cũng có quy định về đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số chồng chéo, vướng mắc cụ thể:
Ngày 01/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. So với quy định hiện nay, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP có một số điểm mới như sau:
Năm 2023 với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Công tác cải cách hành chính được các sở, ban, ngành và địa phương chủ động thực hiện nghiêm túc và kết quả của hoạt động này được đánh giá theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 05/12/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, kết quả chấm điểm cải cách hành chính năm 2023 đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC đối với cấp sở, UBND cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC của UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý.
Luật Đất đai năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV thông qua vào ngày 18/01/2024 tại kỳ họp bất thường lần thứ 5. Luật gồm 16 chương và 260 điều (tăng thêm 02 chương so với Luật Đất đai năm 2013) với nhiều điểm mới quan trọng, đã thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
Vừa qua, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tiếp tục được Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý. Đối với dự thảo lần này, xin có một số ý kiến góp ý như sau:
Với vai trò là cơ quan tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác PBGDPL và là cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong giai đoạn 2009-2023, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ PBGDPL về an toàn giao thông, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động góp phần tuyên truyền pháp luật về ATGT cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.